×
Kết quả thí sinh
Thông tin thí sinh
  • Số báo danh: 1
  • Họ tên: THÍ SINH SỐ 1
  • Ngày sinh: 01/01/2000
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Số CMT: 01010101010101
Hạng GPLX: B1
Kết quả
  • Số câu trả lời đúng : 3
  • Số câu trả lời sai : 0
  • Số câu chưa trả lời : 0
Kết quả: Đạt
Menu
Close

8 điểm mới trong nội dung, hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức ATTT

Đề án tuyên truyền, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin (ATTT) giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tập trung vào hình thức, nội dung tuyên truyền mới đáp ứng sự thay đổi, phát triển của công nghệ và xu hướng sử dụng của các đối tượng.

Như đã đưa tin, Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định 1907 phê duyệt Đề án“Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về ATTT giai đoạn 2021 – 2025”.

Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo đảm ATTT được xác định là yếu tố then chốt, đặc biệt quan trọng bên cạnh các giải pháp kỹ thuật. Đây là việc cần làm thường xuyên, liên tục để xây dựng một không gian mạng an toàn, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về an toàn, an ninh mạng.

Cải thiện kỹ năng an ninh mạng cho nhân viên khi làm việc từ xa

Theo Bộ TT&TT, so với Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ATTT giai đoạn 2015 – 2020”, Đề án mới không những đổi mới về quan điểm chỉ đạo mà còn đổi mới cả nội dung và hình thức tuyên truyền thể hiện ở 8 điểm chính:

Tập trung tuyên truyền trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng

Ngày nay, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng mạng xã hội để tương tác, giải trí và kinh doanh, do đó, việc triển khai tuyên truyền trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng sẽ tiếp cận được một lượng rất lớn người dùng. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới dùng để quảng bá, tuyên truyền.

Nội dung này sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ như: thiết lập và phát triển các trang (tài khoản/kênh) trên các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT; sản xuất các nội dung tin bài, ảnh, video, clip viral… để đăng, phát trên các trang mạng xã hội, các kênh, nền tảng khác nhau và trên phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức các gameshow, cuộc thi tìm hiểu về ATTT trên các kênh truyền hình…

Xây dựng các chiến dịch tuyên truyền lớn, cụ thể

Các chiến dịch này nhằm tạo lan tỏa lớn, rộng rãi tới toàn xã hội, với sự tham gia của một lượng lớn các tổ chức, doanh nghiệp dưới sự điều phối của Bộ TT&TT, trải rộng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cùng với sự tham gia của người nổi tiếng, các ngôi sao giải trí…

Đây là cách thức được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ví dụ, hàng năm Singapore xây dựng các chiến dịch tuyên truyền về bảo đảm ATTT với những thông điệp cụ thể và riêng cho từng năm.

Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp ICT trong nước

Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, CNTT, mạng xã hội trong nước là những doanh nghiệp có tiềm lực và có một lượng khách hàng, người sử dụng lớn, có nguy cơ mất an toàn thông tin cao. Việc huy động các doanh nghiệp này tham gia tuyên truyền sẽ tạo được một nguồn lực lớn, lan tỏa rộng khắp tới người sử dụng.

Một số nhiệm vụ sẽ được triển khai như: tuyên truyền thông qua hình thức nhắn tin, cảnh báo với sự tham gia của các doanh nghiệp viễn thông, các mạng xã hội, trình duyệt Việt Nam để cảnh báo các nguy cơ mất ATTT và các biện pháp phòng ngừa; khuyến khích các đơn vị xây dựng bộ công cụ đánh giá nhận thức về ATTT của người dùng…

Tuyên truyền ưu tiên dùng các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước

Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa là một chủ trương lớn của Chính phủ trong việc phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ ATTT Việt Nam. Từ đó, tạo ra thị trường ATTT lớn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo tiềm lực cho ATTT trong nước, góp phần bảo đảm ATTT cho các tổ chức, cá nhân.

Tăng cường nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương

Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức được xác định là nhiệm vụ của tất cả các bộ ngành, địa phương nhằm tạo ra nguồn lực tuyên truyền lớn hơn, rộng hơn tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức.

Ngoài việc tham gia, phối hợp với Bộ TT&TT triển khai các nội dung của Đề án, các bộ ngành, địa phương sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và triển khai tuyên truyền riêng của đơn vị.

Bổ sung việc tuyên truyền các kỹ năng cơ bản

Ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm như trong giai đoạn 2015 – 2020, Đề án mới bổ sung, tăng cường thêm nhiệm vụ tuyên truyền các kỹ năng cơ bản cho người sử dụng.

Cụ thể, với mỗi người sử dụng, ngoài việc nhận thức được các mối đe dọa trên không gian mạng thì điều cần thiết là trang bị các kiến thức, kỹ năng cơ bản để sử dụng các thiết bị, ứng dụng ngày càng thông minh hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lớn hơn.

Đầu tư, xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụ công tác tuyên truyền

Việc thiết lập các hệ thống kỹ thuật, công nghệ sẽ giúp công tác tuyên truyền chủ động và hiệu quả hơn, phát huy tối đa ưu thế của các hình thức tuyên truyền mới, đưa ra được các giải pháp cập nhật và linh hoạt.

Việc này gồm một số nhiệm vụ như: đầu tư các trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác tuyên truyền; đầu tư hệ thống công nghệ truyền thông, tuyên truyền chủ động, tự động trên không gian mạng.

Đồng thời, đầu tư thiết lập hệ thống lắng nghe, phát hiện sớm xu hướng trên không gian mạng sử dụng công nghệ hiện đại. Qua đó, nắm bắt được xu hướng thông tin và xây dựng các định hướng, điều hướng thông tin, tuyên truyền cho người dùng tránh ảnh hưởng của thông tin xấu độc, sai sự thật, thông tin vi phạm pháp luật.

Đào tạo, nâng cao nhận thức tại các cơ sở giáo dục

Đây là giải pháp căn cơ, lâu dài giúp tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực, an toàn trên không gian mạng.

Ngoài ra, Đề án mới cũng sẽ bổ sung nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục khả năng tự đọc tin, phân biệt được nội dung an toàn có thể tiếp cận và loại bỏ những nội dung, thông tin xấu độc, tin vi phạm pháp luật.

urlĐăng ký