×
Kết quả thí sinh
Thông tin thí sinh
  • Số báo danh: 1
  • Họ tên: THÍ SINH SỐ 1
  • Ngày sinh: 01/01/2000
  • Địa chỉ: Việt Nam
  • Số CMT: 01010101010101
Hạng GPLX: B1
Kết quả
  • Số câu trả lời đúng : 3
  • Số câu trả lời sai : 0
  • Số câu chưa trả lời : 0
Kết quả: Đạt
Menu
Close

BỒI THƯỜNG TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ (TNDS) CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VẾ TÀI SẢN

By facebooker Du Bi An

Rất nhiều giám định viên (GDV), vì nhiều lí do, khi bồi thường nghiệp vụ TNDS về tài sản yêu cầu Chủ xe/lái xe cung cấp hóa đơn sửa chữa thiệt hại tài sản của bên thứ 3 mới bồi thường. Lí do viện dẫn ra là theo quy định trong thông tư 22 của Bộ Tài Chính. Điều này tưởng chừng như rất hợp lý. Nhưng oái oăm thay, một số trường hợp tài sản của bên thứ 3 không được sửa chữa nữa, vậy lấy đâu ra hóa đơn sửa chưa? Hoặc nếu như tài sản đó hư hỏng hoàn toàn, vậy lấy đâu hóa đơn sửa chữa?

GDV muốn hiểu thấu đáo về nghiệp vụ này, và nắm vững kiến thức để bồi thường đúng, không bị ai “quay” cần hiểu rõ:
1. TNDS của chủ xe cơ giới là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Khác hoàn toàn với trách nhiệm trong hợp đồng. (gu gồ sự khác biệt) – Nếu GDV nào còn không biết đến điều này thì làm đơn xin nghỉ phép 15 ngày. Đi học lại rồi hãy làm. Cứ làm sai mãi theo lối mòn là toi.
2. Những quy định về trách nhiệm này được quy định trong Luật Dân Sự. Cũng từ Luật này, các nghị định, thông tư được ra đời.

Theo đó, “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường” (điều 584 Luật Dân Sự) và cách bồi thường có thể chọn các cách sau: ” Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần” (điều 586 LDS)

Như vậy, khi xe A gây thiệt hại cho xe B do lỗi của xe A thì 2 bên có thể thỏa thuận một trong hai cách sau:
– Cách 1: Bên A đem xe B đi sửa chữa
– Cách 2: Bên A bồi thường cho xe B một số tiền để B tự đi sửa chữa.
Hai cách trên đều hoàn toàn phù hợp với Luật và được ghi rõ trong Biên Bản Giải Quyết Tai Nạn nếu Công An thụ lý vụ việc.

Quay trở lại với câu chuyện bảo hiểm TNDS xe cơ giới. Điều 5 thông tư 22 quy định rõ; Phạm vi bồi thường là: “Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.” Nghĩa là những thiệt hại về tài sản của bên B trong ví dụ trên sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi hoàn lại cho bên A sau khi bên A đã bồi thường cho bên B

DNBH không thể can thiệp vào cách thức bồi thường của bên A cho bên B (trái luật); đo đó bên A hoàn toàn có thể chọn cách 1 hoặc cách 2 trong ví dụ ở trên mà không phụ thuộc vào ý chí hay quy định của DNBH. Thêm nữa, cách thức bồi thường được quy định rõ ở trong Luật – mà Luật “cao” hơn thông tư hay nghị định.

Đứng ở góc độ bảo hiểm; loại hình này là bảo hiểm TRÁCH NHIỆM, không phải bảo hiểm tài sản. Nguyên tắc để bồi hoàn lại cho bên A là “có lỗi” và “đã bồi thường” cho bên thứ 3.
– “Lỗi” (phải hiểu đúng là: Nguyên nhân tai nạn) được ghi rõ trong hồ sơ công an.
– “Đã bồi thường” là bằng chứng chứng tỏ bên A đã bồi thường cho bên B theo thuận mà 2 bên đã thống nhất trong hồ sơ công an.
Như vậy:
– Nếu 2 bên thỏa thuận theo cách 1: thì bên A sẽ phải cung cấp cho DNBH những chứng từ chứng minh rằng mình “đã bồi thường” cho bên B là: hóa đơn sửa chữa, hợp đồng sửa chữa, thanh lý hợp đồng, báo giá.
– Nếu 2 bên thỏa thuận theo cách 2: thì bên A sẽ phải cung cấp cho DNBH những chứng từ chứng minh rằng mình “đã bồi thường” cho bên B là: biên bản giao nhận tiền giữa 2 bên (nên có người làm chứng; tốt hơn hết là có công an thụ lý vụ việc làm chứng)

Như vậy, khi thỏa thuận theo cách 2; bên B có thể không sửa chữa tài sản nữa; và dù thế nào thì bên A cũng đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo Luật : chứng minh với DNBH là họ có lỗi trong vụ tai nạn và đã bồi thường cho bên B.

DNBH trong trường hợp này cố yêu cầu bên A cung cấp hóa đơn sửa chữa là hiểu quá “máy móc” hoặc là chẳng hiểu gì về bảo hiểm cả. Trong thực tế, rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khi bồi thường không cần “hóa đơn đỏ” chứ không chỉ riêng trường hợp này.

Du đảm bảo cho các bạn giám định viên rằng: hiểu đúng và đủ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ không ai “quay” được bạn.

Lưu ý: Trong thực tế rất nhiều chủ xe khi bồi thường cho bên thứ 3 bằng tiền mặt (để thuận tiện) lại ghi trong hồ sơ công an là có trách nhiệm sửa chữa cho bên thứ 3. Tiền hậu bất nhất như vậy là tự làm khó chính mình vì khi đó DNBH bắt buộc phải yêu cầu chủ xe cung cấp chứng từ sửa chữa.

#Dubian

urlĐăng ký